Ngày 1/11/2011, tại trường THPT Kim Anh Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội), Khóa tập huấn “Thích ứng và vận dụng giáo dục STEM + trong chương trình Giáo dục Phổ thông” dành cho 65 giáo viên thuộc 12 trường THPT của cụm trường Mê Linh – Sóc Sơn đã diễn ra và thành công tốt đẹp. Khoá tập huấn được phối hợp thực hiện bởi Khoa Sư phạm và TT NC và Ứng dụng KHGD (CERA) trực trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.
TS. Bùi Thị Thanh Hương - Giám đốc Trung tâm CERA
phát biểu trong lễ Khai mạc khóa tập huấn
Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn. STEM trong cách triển khai mới của giáo dục hiện nay đã có nhiều đổi khác so với trước đây nên cần có cách tiếp cận mới.
Công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học phổ thông Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nhằm hỗ trợ các trường phổ thông triển khai thực hiện có hiệu quả giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn một số nội dung thực hiện giáo dục STEM và tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục STEM trong trường trung học. Tiếp đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành công văn 2643/SGDĐT-GDPT tiếp tục làm rõ công văn 3089/BGDĐT-GDTrH và hướng dẫn chi tiết hơn các trường THPT tại Hà nội thực hiện công văn này.
Tuy nhiên, các thầy cô ở các trường THTP vẫn còn nhiều băn khoăn khoăn và vẫn đang tìm một phương pháp tốt nhất để các chủ trương của Bộ DG&ĐT được hiện thực hóa.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các thầy cô, trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức các khóa tập huấn cho giáo viên của các trường THPT về STEM, STEAM và STEM+. Đặc biệt với quan điểm tiếp cận STEM+ mang tính quốc tế và phù hợp tình hình Việt Nam, các giảng viên của trường Đại học Giáo dục đã giúp các giáo viên giải quyết những được những băn khoăn và bước đầu xây dựng được những giờ học STEM hấp dẫn, gắn với nội dung chương trình học tâọ của học sinh Phổ thông.
Các học viên chăm chú học tập
Ngày 1/11/2011, tại trường THPT Kim Anh Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội), Khóa tập huấn Thích ứng và vận dụng Giáo dục STEM + Trong chương trình Giáo dục Phổ Thông dành cho 65 giáo viên thuộc 12 trường THPT của cụm trường Mê Linh – Sóc Sơn đã diễn ra và thành công tốt đẹp. Khoá tập huấn được phối hợp thực hiện bởi Khoa Sư phạm và TT NC và Ứng dụng KHGD (CERA) trực trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. Tham dự khoá tập huấn có Các thầy cô: PGS.TS Nguyễn Chí Thành - Chủ nhiệm khoa Sư phạm ; PGS.TS Mai Văn Hưng - Giám đốc trung tâm Nhân Trắc và phát triển trí tuệ; Chủ nhiệm bộ môn Sư phạm khoa học Tự nhiên; TS. Bùi Thị Thanh Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Giáo dục (CERA) và các các cán bộ, giảng viên thuộc khoa Sư phạm và Trung tâm CERA.
Phần mở đầu khoá tập huấn là chuyên đề: Thích ứng giáo dục STEM+ trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 do PGS.TS Mai Văn Hưng trình bày. Theo PGS.TS Mai Văn Hưng, STEAM là để đáp ứng STEM ở góc độ nghệ thuật và khía cạnh tinh thần nhân văn.
Giáo viên có cơ hội để thực hiện được bài học STEM theo tinh thần của Bộ GD&ĐT dựa trên nền tảng dạy học tích hợp gắn với bối cảnh thực tế nhằm giải quyết các vấn đề thực tế. Thực tế hiện nay đang nảy sinh vô vàn vấn đề ở các quy mô khác nhau, đòi hỏi chúng ta phỉ dùng kiến thức liên môn để xử lý.
PGS.TS Mai Văn Hưng đã làm rõ các yêu cầu và tinh thần chung của công văn 3089/BGDĐT-GDTrH và công văn 2643/SGDĐT-GDPT, giúp cho giáo viên hiểu một cách gần gũi, cụ thể, đơn giản nhất để có thể thực hiện được. Đồng thời, PGS.TS Mai Văn Hưng đã phân biệt một số khái niệm: thực hành thí nghiệm và giáo dục STEM; STEM và giáo dục STEM …
PGS.TS Mai Văn Hưng với chuyên đề "Thích ứng giáo dục STEM+ trong chương trình GDPT 2018"
PGS.TS Mai Văn Hưng cũng chỉ rõ nội dung của bài học STEM, quy trình thiết kế bài học STEM +; tiêu chí để xác định một bài học STEM; vai trò các thành tói của STEM, sự phát triển của giáo dục STEM đến STEAM, STEM+, STEM Robotic…
Trong phần 2 của khóa tập huấn, các giáo viên tham dự chia thành 4 lớp để tập huấn chuyên sâu: Vận dụng tích hợp giáo dục STEM + trong môn Toán học (PGS.TS. Nguyễn Chí Thành); Vận dụng tích hợp giáo dục STEAM trong môn Ngữ văn (TS. Văn Thị Minh Tư); Vận dụng tích hợp giáo dục STEM + trong các môn KHTN (PGS.TS Mai Văn Hưng, TS. Phạm Thị Kim Giang, TS. Lại Phương Liên); Vận dụng tích hợp giáo dục STEAM trong các môn KHXH (TS. Bùi Thị Thanh Hương và các cộng sự).
Ở các lớp tập huấn này, các giáo viên được tiếp cận phương pháp xây dựng các bài học STEM và STEAM theo hướng lấy một môn học làm trọng tâm. Các chuyên gia giảng dạy và các học viên đã tương tác nhiệt tình để xác định các vấn đề trọng tâm khi xây dựng bài học STEM gắn với môn học và gắn với thực tế một cách hiệu quả.
TS. Văn Thị Minh Tư với ới chuyên đề "Vận dụng tích hợp giáo dục STEAM trong chương trình Ngữ Văn THPT"
PGS.TS. Nguyễn Chí Thành trong lớp tập huấn
Vận dụng tích hợp giáo dục STEM + trong môn Toán học
TS. Phạm Thị Kim Giang trong lớp tập huấn
Vận dụng tích hợp giáo dục STEM + trong các môn KHTN
TS. Bùi Thị Thanh Hương trong lớp tập huấn
Vận dụng tích hợp giáo dục STEAM trong các môn KHXH
Khóa tập huấn đã giúp các giáo viên Phổ thông hiểu rõ hơn công văn 3089/BGDĐT-GDTrH và công văn 2643/SGDĐT-GDPT để không còn lúng túng và lo lắng trong dạy học STEM.
Khóa tập huấn cũng tăng cường hợp tác kết nối giữa trường Đại học Giáo dục nói chung, Khoa Sư phạm và trung tâm CERA nói riêng với các trường phổ thông, mở ra cơ hội phát triển bền vững trong bối cảnh nền giáo dục nước ta đang đổi mới mạnh mẽ.
Khoá tập huấn đã khép lại với các phản hồi tích cực từ phía các giáo viên được tập huấn. Phát biểu sau khoá tập huấn, ThS. Ngô Thị Lan Phương - Phó Hiệu trưởng trường THPT Kim Anh đã phát biểu: “
Buổi tập huấn rất thiết thực, bổ ích đối với các giáo viên THPT. Với những chia sẻ của PGS TS Nguyễn Văn Hưng, các gv đã hiểu rõ những nội dung cơ bản của gd STEM+ như: tại sao phải gđ STEM+; đặc trưng của gd STEM; xây dựng bài học STEM. Trong phần 2: Vận dụng tích hợp giáo dục STEM+ vào các môn Toán, Ngữ Văn, KHTN, KHXH các giáo viên đã có những hiểu biết cụ thể và bước đầu có thể thực hiện giáo dục STEM trong chương trình day-học. Các trường THPT cũng mong muốn trong quá trình thực hiện giáo dục STEM sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Trung tâm CERA cũng như của các thầy, cô giảng viên trường Đại học Giáo dục”.
Các cán bộ, giảng viên trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội chụp ảnh lưu niệm tại trường
Ngoài ra, khóa tập huấn cũng mở ra các khả năng phối hợp giữa Trung tâm CERA, khoa Sư phạm thuộc trường Đại học Giáo dục để thực hiện các chương trình bồi dưỡng cho giáo viên trong cả nước về STEM, STEAM, xây dựng và phát triển chương trình đáp ứng Chương trình Giáo dục Phổ thông mới.
CERA.UEd