SEMINAR “VIẾT BÀI BÁO VÀ ĐỀ XUẤT TRONG NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC

14/01/2020 03:01:33
Ngày 08/01/2019, CERA phối hợp với Khoa Các khoa học Giáo dục trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công Seminar “Viết bài báo và đề xuất trong nghiên cứu giáo dục” với hai diễn giả khách mời đến từ trường Đại học Bath, Vương Quốc Anh và trường Đại học Munster Cộng hòa Liên Bang Đức và gần 40 thầy cô, các nhà khoa học đến từ nhiều cơ sở giáo dục khác nhau.
Hai diễn giả chụp ảnh cùng các thầy cô và các nhà khoa học
Nghị định 99 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học.
Theo Nghị định này, tiêu chí của trường đại học nghiên cứu là mỗi năm, mỗi trường phải công bố trung bình từ 100 bài báo trở lên và mỗi giảng viên cơ hữu đạt trung bình công bố từ 0,3 bài trở lên trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới. Trong khi đó, hiện nay, các nhà khoa học, nghiên cứu, đặc biệt là giảng viên các trường Đại học vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc công bố quốc tế.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, hai diễn giả, khách mời chính của buổi Seminar là TS Trần Bá Linh, đến từ trường Đại học Bath, Vương Quốc Anh và TS. Nguyễn Phương Thảo đến từ trường Đại học Munster, Cộng hòa Liên Bang Đức đã có những chia sẻ về khó khăn trong nghiên cứu khoa học xã hội và kinh nghiệm đăng bài quốc tế.
Diễn giả, TS Trần Bá Linh chia sẻ về nghiên cứu khoa học và cách viết đề xuất nghiên cứu
Trong buổi Seminar, các diễn giả đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm về Nghiên cứu Khoa học xã hội và Công bố quốc tế
Theo TS. Trần Bá Linh, mục đích của nghiên cứu cơ bản là tạo ra kiến thức mới để lý giải thế giới, thể hiện được mối liên hệ giữa khái niệm và học thuyết. Tuy nhiên, cần tránh sự nhầm lẫn khi cho rằng kiến thức chỉ đơn thuần là dữ liệu và nghiên cứu là báo cáo thực trạng về dữ liệu đó. Thông thường, các bài viết ít được xét duyệt để công bố khi chỉ đơn thuần trình bày thực trạng, bình luận theo góc nhìn chủ quan người viết báo cáo. Chính vì vậy, để bài viết được công bố, ngoài dữ liệu thu thập được, cần xem xét các yếu tố khác để có thể rút ra được khái niệm, học thuyết, tính quy luật hay kiến thức liên quan giúp bài viết thuyết phục hơn.
Theo TS. Nguyễn Thị Phương Thảo, để có một bài nghiên cứu chất lượng và cơ hội công bố quốc tế cao, một cấu trúc bài báo khoa học cần đạt đủ năm phần nội dung chính, chính là giới thiệu (introduction), các phương pháp (methods), kết quả (results), thảo luận (discussion) và kết luận (conclusion). Trong phần giới thiệu (introduction) cần trả lời được mục đích nghiên cứu vấn đề gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao và Như thê nào?. Đây được xem là bước đầu tiên để có hướng xuất bản và không thể thiếu trong bài viết nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng cần phải thể hiện được phương pháp (method) áp dụng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của mình và phải có lý thuyết làm kim chỉ nam cho nghiên cứu. Đặc biệt, phần thảo luận (discussion) được xem là phần quan trọng nhấn mạnh sự đóng góp của nhà nghiên cứu, thể hiện được quan điểm, nhận định tránh mang tính chủ quan. Cuối cùng là phần kết luận (conclusion) trình bày ngắn gọn mà nghiên cứu giải quyết cho câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ban đầu.
 
Diễn giả, TS Nguyễn Phương Thảo chia sẻ về cơ hội công bố quốc tế
Buổi Seminar đã rất thành công và đem lại nhiều nguồn cảm hứng mới cho các thầy cô và các nhà khoa học. 
https://education.vnu.edu.vn/index.php/WebControl/viewnews/1873?fbclid=IwAR1CkyRirHakheHzB6f_utAAYe-PL86RqAlbPr8REZ5k_fam52Y_fpHR5hk

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?