GIÁO DỤC MẦM NON TẠI SINGAPORE

17/10/2023 02:10:00
Ngày 28 tháng 09 đến 1 tháng 10 năm 2023, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục đã có chuyến công tác thăm quan các trường mầm non tại Singapore và tham dự hội thảo quốc tế “Good start every child”.
Singapore là một trong những đất nước phát triển nhất thế giới và là nước phát triển hàng đầu ở vùng Đông Nam Á. Điều làm nên sự kì diệu này phần lớn là nhờ nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên quý giá và duy nhất ở Singapore. Để phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chính sách của đất nước sư tử này là ưu tiên hàng đầu cho giáo dục. Nền giáo dục Singapore hiện đại, mang tính toàn cầu, chất lượng giảng dạy tầm cỡ quốc tế giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện nhất.  Với triết lí "dạy ít học nhiều" được lấy cảm hứng từ tầm nhìn về “trường học tư duy, quốc gia học tập”. Chính vì thế, giáo dục mầm non được Singapore đặc biệt quan tâm và ngày càng đổi mới để mang đến một nền giáo dục chất lượng.
Chuyến đi nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Giáo dục và Công ty TNHH Littlelives Singapore. Chuyến công tác nhằm tìm hiểu quy trình vận hành, quản lý hiệu quả ở các trường mầm non đến tổ chức các hoạt động STEAM cho trẻ ở trường mầm non đồng thời nắm bắt phương pháp giảng dạy, cách thức giáo viên mầm non làm việc và tương tác với trẻ, cách thức bày trí dụng cụ và trang trí không gian học tập, tạo cho trẻ cảm hứng yêu thích học tập.
Hội thảo quốc tế “Good start every child” diễn ra tại Suntec Singapore International. Hội thảo bàn luận sâu về các vấn đề liên quan đến giáo dục mầm non và các kĩ thuật tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên mầm non và tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non bao gồm 30 chủ đề phong phú. Cụ thể như: chủ đề Sách đọc trong lớp: Đọc gì và đọc như thế nào của Tiến sĩ Sun He (Viện Giáo dục Quốc gia, Đại học Công nghệ Nanyang); chủ đề sức mạnh của trò chơi trị liệu trong lớp học của Raine Too (Little Marvels Therapy) và Grace Lim (Creative Play Lab); chủ đề Can thiệp và hỗ trợ hành vi tích cực (PBIS): Thúc đẩy các hành vi tích cực và năng lực cảm xúc xã hội ở trẻ nhỏ của Iris Chen và Jerlyn Leong (Trung tâm tâm lý cộng đồng); Xác định chứng rối loạn ngôn ngữ phát triển (DLD) trong lớp học mầm non của Caroline Lee (Viện Công nghệ Singapore) và Tiến sĩ Shaun Goh (Viện Giáo dục Quốc gia, Đại học Công nghệ Nanyang); Biết chữ tượng trưng: Thay thế và mô hình hóa trực quan là hoạt động trung tâm của hoạt động học tập của Galina Dolya (Chìa khóa học tập quốc tế); Nghệ thuật đọc tranh thiếu nhi của Tiến sĩ Rebecca Chan (Viện Giáo dục Quốc gia, Đại học Công nghệ Nanyang); Việc giảng dạy các giá trị cho trẻ mẫu giáo là gì và như thế nào của Tiến sĩ Sandra Wu, Tiến sĩ Christina Lim-Ratnam và Cô Karunambiga Subramanian (Viện Giáo dục Quốc gia, Đại học Công nghệ Nanyang); Hỗ trợ phát triển kỹ năng tự điều chỉnh trong lớp học của Tiến sĩ Ng Ee Lynn (Viện Giáo dục Quốc gia, Đại học Công nghệ Nanyang); Là nhà giáo dục lấy trái tim làm trung tâm của Tiến sĩ Geraldine Teo-Zuzarte (Trường Mầm non Quốc tế Viện St. Joseph); Vun trồng thành công: Khai phá sức mạnh của văn hóa nơi làm việc ở trường mầm non của Evelyn Kwek và Pamela Sng (Great Place to Work); Tìm hiểu thêm về trẻ em có nhu cầu bổ sung của Doris Yee (AWWA);  Một số suy nghĩ để chơi: Biến những khám phá dễ dàng thành những nỗ lực có ý thức để hỗ trợ việc học tập của trẻ bởi Tracy Er (Dịch vụ trường mầm non Presbyterian); Khai thác sức mạnh của trí óc thị giác của bạn để soạn giáo án của Goh Ai Yat và Joyce Chua (Học viện PictureThink của Infiniskills); Học tập xã hội và cảm xúc bằng múa rối của Juliana Geetha, Hadjirul Eliona Francisco và Liang Hong (Dịch vụ trường mầm non Anh giáo); Xây dựng kỹ năng giao tiếp xã hội để điều chỉnh hành vi tốt hơn và học tập học thuật của Chithra Kathiresan (Kết nối và giao tiếp); Phân loại kỹ năng xã hội dành cho trẻ em gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội của Nurhayati Ismail (Quan hệ đối tác về bệnh tự kỷ); Thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ nhỏ thông qua học tập qua trung gian của Tiến sĩ Lucy Pou Kwee Hoon (L.A.M.P. Learning); Chiến lược giao tiếp và đọc viết B.E9 trong lớp học mầm non hòa nhập của Bernard Tan (Liệu pháp ngôn ngữ khủng long); Hợp tác khám phá trong việc thiết kế và triển khai Chương trình đào tạo hòa nhập trẻ mẫu giáo (MEPI) của Tee Yi và Janice Leong (Trung tâm Rainbow); Lắng nghe tích cực xây dựng khả năng phục hồi của Tiến sĩ Tsao I Ting (Tâm lý học Redwood); Làm thế nào để triển khai khái niệm Dạy học Cấu trúc trong lớp học mầm non? của Doris Yee Ching Yen (AWWA); Tạo ra môi trường học tập đầy cảm hứng (MEI) thông qua các thói quen tư duy hữu hình (Trường sư phạm sau đại học Harvard) để tôn vinh khả năng tư duy và hiểu biết của trẻ em của Eileen Boey (Dịch vụ mầm non trưởng lão);  Những cách thiết thực giúp con bạn phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của Jean Foo (Tâm trí đầy màu sắc); Hãy cùng nhau chơi! Phương pháp tiếp cận quan hệ để xây dựng một cộng đồng lớp học hòa nhập của Elaine Ng (The Learning Connections); Thiết kế phổ quát cho việc học: Loại bỏ rào cản và cho phép học mọi thứ ở mọi nơi cùng một lúc của Esther Kwan (Trường Grace Orchard); Tư duy xã hội dẫn đến kỹ năng xã hội tốt, mọi nơi, mọi lúc của Chithra Kathiresan (Kết nối và giao tiếp); Hiểu và chống lại chủ nghĩa năng lực trong lớp học mầm non của Celine Kim (Viện Giáo dục Mầm non Quốc gia); Thực hành đáp ứng văn hóa trong giáo dục mầm non của Farhana Ali (Trung tâm thực hành ứng dụng trong giáo dục); Cầu nối với phụ huynh có con khuyết tật của Faridah Ali Chang (Trung tâm Rainbow); Xác định và thúc đẩy giáo dục hòa nhập chất lượng cao của Christina Van Huizen (Trung tâm tâm lý cộng đồng); Thực hành chánh niệm lấy cảm hứng từ vườn thú dành cho các nhà lãnh đạo và nhà giáo dục mầm non Bởi Karen Chin và Dian Idaly (Nhóm động vật hoang dã Mandai); Cuộc trò chuyện đầy nghệ thuật: Làm phong phú khả năng cảm thụ nghệ thuật của trẻ em của Cô Elaine Chan và Cô Shaherah Arshad (Phòng trưng bày Quốc gia Singapore).
Dưới đây là một số hình ảnh của các chuyên gia trong hội thảo
    
Đoàn Việt Nam: Giám đốc Trung tâm, Trưởng Bộ môn GDMN, Các chuyên gia của TT và sinh viên mầm non tham dự hội thảo
 
Hội thảo quốc tế “Good start every child”
 
Hội thảo quốc tế “Good start every child”
 

 
Sức mạnh của trò chơi trị liệu trong lớp học
 
Can thiệp sớm về tiền đọc viết cho trẻ của Wendy New
 
Kết nối trong giao tiếp: Tư duy xã hội dẫn đến hạnh phúc mọi nơi
 

hội thảo quốc tế “Good start every child”Phiên trình bày buổi chiều tại
Các hoạt động tiếp theo của đoàn công tác đến thăm và thảo luận về giáo dục mầm non ở các cơ sở giáo dục mầm non Singgapore.
Giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục Singapore. Hầu hết, các trường mầm non hoạt động 2 buổi một ngày, mỗi buổi từ 2,5 đến 4 giờ, và 5 ngày 1 tuần. Trẻ em sẽ được học cách tương tác với người khác và chuẩn bị nền tảng cho trẻ vào lớp 1 gồm các hoạt động như học ngôn ngữ, viết và nói, phát triển kỹ năng cá nhân và kỹ năng xã hội, hoạt động vui chơi, nghe nhạc và các hoạt động ngoài trời. Trẻ em sẽ được học 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ (tiếng Hoa, Malay hoặc Tamil).
          Việc giáo dục trẻ từ sớm là vô cùng cần thiết để tạo tiền đề phát triển trong tương lai. Đây không chỉ là mối quan tâm của riêng của các bậc cha mẹ tại Việt Nam mà rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng hướng đến việc phát triển giáo dục cho các đối tượng này. Chính phủ Singapore cũng đã đề ra mục tiêu xây dựng 200.000 điểm giáo dục dành cho trẻ nhỏ từ 2 tháng đến 6 tuổi tại các trung tâm phát triển mầm non. Mục đích không chỉ là cung cấp phương pháp giáo dục sớm cho thế hệ mầm non mà còn nhằm cải thiện tỷ lệ sinh trên toàn quốc đảo.
Giáo viên mầm non có vai trò tạo tinh thần trong lớp, hỗ trợ cho việc học của trẻ, chuẩn bị môi trường, lập kế hoạch chương trình giáo dục, định hướng cho trẻ thông qua các kinh nghiệm và hoạt động học tập, lựa chọn thiết kế nguồn tư liệu, quan sát và giám sát sự phát triển của trẻ.
Để tạo môi trường lớp học an toàn và hân thiện theo tiêu chuẩn Singapore. Môi trường học tập an toàn & thân thiện cần phải đảm bảo những tiêu chí:
  • Thể chất 
  • Tinh thần 
  • Vệ sinh cá nhân
  • Thức ăn và Dinh dưỡng
Các trường mầm non ở Singapore ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong vận hành và báo cáo học tập của trẻ. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ cho trẻ là: công nghệ phù hợp với lứa tuổi của trẻ và chương trình giảng dạy của trung tâm và nhà trường; cung cấp chương trình đào tạo và hỗ trợ giáo viên theo dõi thời lượng sử dụng ứng dụng của trẻ; Cân bằng công nghệ và kinh nghiệm thực hành để thúc đẩy các kỹ năng sáng tạo và tư duy cũng như tính ứng dụng thực tiễn của trẻ. Công nghệ phải tạo điều kiện để trẻ nâng cao trải nghiệm. Công nghệ không thay thế phương pháp giảng dạy truyền thống. Trẻ vẫn cần tình yêu thương, sự giáo dục của thầy cô để phát triển song song cả tư duy và cảm xúc.
Tham quan lớp học thực tế và gặp gỡ các chuyên gia giáo dục mầm non Malaysia
 
Tham quan lớp học thực tế và gặp gỡ các chuyên gia giáo dục mầm non
 Singapore và Malaysia
 
Các trung tâm giáo dục mầm non quy mô lớn đang mọc lên ở khắp mọi nơi ở Singapore. Một số trung tâm có tới một nghìn trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 6 tuổi. 
Khu vệ sinh, của lớp học cho trẻ mầm non từ 2 – 6 tháng tuổi
 
Lớp học cho trẻ mầm non từ 2 – 6 tháng tuổi
 

Trẻ em ở Singapore được làm quen với việc làm việc nhóm ngay từ nhỏ
 ( lớp học cho các bạn từ 3- 6 tuổi )
 
          Hiệu trưởng trường mầm non Singapore cho biết: “Với tư cách là những nhà giáo dục mầm non, chúng tôi tạo ra nền tảng cơ bản. Tôi cho rằng việc giáo dục trẻ từ những năm đầu đời rất quan trọng. Sự tự tin của con bạn sẽ giúp chúng có những năm tháng tiểu học tốt đẹp. Bạn không chỉ muốn con bạn thông minh, bạn còn muốn chúng kiên cường”.
Ở các nhà trường xây dựng rất nhiều bộ sách, hoạt động phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động đúng lứa tuổi sẽ giúp con xây dựng thói quen "làm việc độc lập" điều này quan trọng hơn nhiều so với việc sẽ học được bao nhiêu kiến thức.
Góc học tập tại trường mầm non Singapore
 
          Việc kết hợp giữa nghiên cứu và thực tiễn trong giáo dục mầm non tại Singapore giúp đoàn công tác có nhiều góc nhìn và ý tưởng mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục mầm non. Thúc đẩy giáo dục sớm ở trẻ em là tiền đề giúp tăng tính linh hoạt của xã hội và duy trì một xã hội công bằng.
Kết thúc chuyến công tác, đoàn công tác có cơ hội trải nghiệm các địa điểm nổi tiếng ở đất nước Singapo với tàu điện ngầm, phương tiện giao thông công cộng các điểm thăm quan du lịch thật đẹp và hiện đại.
 

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?